KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
- Địa chỉ: Văn phòng khoa Điện – Điện tử, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh, Số 371 Nguyễn Công Trứ, Tp Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
- Điện thoại: 02393 892 653; Email: khoadienvdht15@gmail.com
- Đội ngũ Cán bộ, Giáo viên
TT | Họ và tên | Chức Vụ | Trình độ CM | Điện thoại | |
1 | Dương Văn | Hoan | Trưởng Khoa | Thạc Sỹ | 0909851777 |
2 | Nguyễn Đăng | Quế | Phó trưởng Khoa | Thạc Sỹ | 0976743227 |
Tổ Điện tử Công nghiệp |
|
|
| ||
3 | Nguyễn Văn | Đàn | Tổ trưởng | Thạc Sỹ | 0914775544 |
4 | Nguyễn Duy | Phúc | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
5 | Nguyễn Viết | Kỳ | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
6 | Lê Thị | Lân | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
7 | Đặng Văn | Nhân | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
8 | Nguyễn Đức | Sâm | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
Tổ Điện Công nghiệp |
|
|
| ||
9 | Lê Viết | Sơn | Tổ trưởng | Thạc Sỹ | 0919900155 |
10 | Phan Thanh | Hữu | Giảng viên | Đại học |
|
11 | Nguyễn Hồng | Hà | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
12 | Nguyễn Xuân | Lung | Giảng viên | Đại học |
|
13 | Trịnh Văn | Đồng | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
14 | Phạm Thị | Phương | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
15 | Nguyễn Đình | Minh | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
16 | Nguyễn Thị | Hoa | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
17 | Đặng Minh | Đức | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
18 | Đồng Văn | Nam | Giảng viên | Thạc Sỹ |
|
Tổ KTML-ĐHKK |
|
|
| ||
19 | Hoàng | Nga | Giảng viên | Đại học | 0915446486 |
20 | Nguyễn Hữu | Hưng | Giảng viên | Đại học |
|
21 | Nguyễn Đức | Bách | Giảng viên | Đại học |
|
22 | Võ Thị Hồng | Liên | Giáo vụ khoa | Thạc sỹ | 0976746628 |
23 | Phan Thị Diệu | Thúy | QL HS-SV | Thạc sỹ | 0985227547 |
- Chức năng, nhiệm vụ.
- Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá khác theo chương trình và kế hoạch giảng dạy hàng năm;
- Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học; tổ chức thăm lớp dự giờ giảng viên để rút kinh nghiệm.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề;
- Quản lý giảng viên, nhân viên, người học thuộc đơn vị mình;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc khoa. Được chọn và đề xuất ý kiến tiếp nhận giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học;
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng;
Trưởng khoa, Phó khoa, Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn theo nhiệm vụ được quy định trên và theo phân cấp của hiệu trưởng.
- Các nghề đào tạo.
- Điện công nghiệp (Hệ cao đẳng, Trung cấp)
a. Chương trình đào tạo: Các modul, môn học cơ bản về điện, điện tử; thực hành lắp đặt sửa chữa các mạch điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, các mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha bằng rơ le và bằng phương pháp lập trình trên máy tính (PLC); lắp đặt sửa chữa các loại mạch điện máy công cụ, các cơ cấu điện của máy sản xuất; tính toán thiết kế hệ thống điện nhà, hệ thống điện các phân xưởng, các tủ nguồn; sửa chữa, quấn lại các loại động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.
b. Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề “Điện công nghiệp” có thể làm việc tại các vị trí:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm, thiết bị điện;
- Vận hành, bảo trì, sửa chữa về điện các dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống điện trong các nhà máy, công sở, khu dân cư, trung tâm thương mại…
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện, động cơ điện, hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng;
- Tự thành lập các cơ sở dịch vụ Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống điện, thiết bị điện, động cơ điện…
- Điện tử công nghiệp (Hệ Cao đẳng, Trung cấp)
a. Chương trình đào tạo: Kỹ thuật điện; Linh kiện điện tử và đo lường điện tử; Mạch điện tử; Điện tử công suất; Sửa chữa tivi; Kỹ thuật VCD; Máy điện: Trang bị điện: Kỹ thuật cảm biến; Kỹ thuật xung - số, Điều khiển tự động PLC: Vi điều khiển; Rô bốt công nghiệp...
b. Tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm được:
- Thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đèn quảng cáo điện tử;
- Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa được các mạch điện điều khiển tự động;
- Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng và lắp ráp mạch điện tử;
- Bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện và hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp;
- Vận hành được các thiết bị điện và điện tử trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
- Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí (Hệ cao đẳng, TC)
a. Chương trình đào tạo: Các mô đun, môn học cơ bản về điện, điện tử, nhiệt điện lạnh; thực hành lắp đặt sửa chữa: hệ thống làm lạnh, máy lạnh, tủ lạnh, kho lạnh; Hệ thống điều hòa không khí trung tâm, máy điều hòa không khí các loại; tính toán thiết kế hệ thống làm lạnh, hệ thống Điều hòa không khí; lắp đặt các loại máy nén; lắp đặt, lập trình các mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha; quấn dây các loại động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.
b. Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề “Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí” có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện lạnh, điều hòa không khí;
- Các nhà máy đông lạnh;
- Các doanh nghiệp dịch vụ Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí;
- Vận hành, bảo trì, sữa chữa hệ thống điện lạnh trong các nhà máy, công sở, khu dân cư, trung tâm thương mại…
- Tự thành lập các cơ sở dịch vụ cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí.