Bản mô tả chi tiết các ngành nghề đào tạo
1. Chế tạo thiết bị cơ khí (Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề) a. Chương trình đào tạo: Là một nghề được đào tạo theo chương trình của Tổng cục dạy nghề rất phù hợp với nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường hiện nay. Với chương trình đào tạo bao gồm các Module/môn học: Sử dụng cụ thiết bị nghề cơ khí; Nâng chuyển thiết bị; Chế tạo cột điện cao thế; Chế tạo hệ thống thông gió công nghiệp; Chế tạo bồn bể; Chế tạo hệ thống lọc bụi; Chế tạo lan can cầu thang; Chế tạo băng tải; Chế tạo Bunke silô; Chế tạo khung nhà công nghiệp; Chế tạo thiết bị cơ khí trên máy CNC, Chống ghỉ kết cấu kim loại…
b. khả năng làm việc: Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể sử dụng và gia công trên tất cả các máy trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như: Các máy nâng chuyển thiết bị, máy uốn tôn, máy cắt đột liên hợp, máy vê chổm cầu, các máy hàn công nghệ cao, máy đột đập và trực tiếp chế tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào thực tế sản xuất và trong công nghiệp.
c. Cơ hộ việc làm: Sau khi được đào tạo qua nghề này người học có thể tham gia tuyển dụng và làm việc rất tốt trong bất cứ công ty, nhà máy và xí nghiệp nào trong lĩnh vực gia công cơ khí như: trong lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện, luyện thép, các công ty lắp máy thuộc tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA, trong công nghiệp đóng tàu, ngành dầu khí, các nhà máy xí nghiệp chế tạo thiết bị cơ khí trong và ngoài nước.
2. Cơ khí chế tạo máy/ cắt gọt kim loại ( Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)
a. chương trình đào tạo: Nghề Cơ khí chế tạo máy là nghề trực tiếp sản xuất, chế tạo ra các chi tiết máy trong các máy công nghiệp như: Các loại trục, bánh răng, thanh răng, trục khuỷu, thanh truyền, các loại bạc, chi tiết lệch tâm… và được trang bị các kiến thức chuyên môn về nghề và Công nghệ Chế tạo máy
b. Tốt nghiệp ra trường học sinh - sinh viên có khả năng làm được. Hiện nay tại các nước có nền công nghiệp phát triển, nghề Cơ khí chế tạo máy ( Cắt gọt kim loại) đã thu hút một lực lượng lớn về lao động. Tại Việt Nam ở các khu công nghiệp lớn của đất nước, đang rất cần những người thợ có tay nghề về Chết tạo chi tiết máy, đặc biệt là tay nghề về lĩnh CNC ( Gia công cắt gọt có sự trợ giúp của máy tính).
Sau khi tốt nghiệp nghề Cơ khí chế tạo máy người học được giới thiệu vào làm công nhân, tổ trưởng, kỹ thuật viên trong các xưởng: Đúc kim loại, Tiện, Phay, Dập kim loại, Mài kim loại, gia công trên máy kỹ thuật số CNC.
3. Kỹ thuật hàn ( Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)
a. Chương trình đào tạo: Hàn điện hồ quang, Hàn công nghệ cao (TIG, MIG, MAG), Hàn nhôm, Hàn thép không rĩ, hàn khí (hàn hơi), Hàn gang,Hàn thép hợp kim thấp và thép hợp kim cao, Cắt kim loại bằng khí, cắt kim loại bằng máy cắt bán tự động, các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn.
b. Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể làm việc được ở Tập đoàn dầu khí Việt nam, tổng công ty lắp máy LILAMA, Tập đoàn luyện cán thép FORMORA, các nhà máy đóng tàu, các nhà máy thủy điện, các nhà máy chế tạo kết cấu thép, chế tạo bồn bể, chế tạo thiết bị y tế v v v.
4. Nghề: Lắp đặt ống công nghệ: ( Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)
a. Chương trình đào tạo: + Phân tích được các loại bản vẽ về ống công nghệ; Gia công được các phụ kiện, giá đỡ ống thông thường; lập trình để chế tạo chi tiết bằng các thiết bị NC, CNC; Gia công, lắp đặt các cụm ống phức tạp tại xưởng, tuyến ống tại công trường; Lắp cụm ống, tuyến ống thép cac bon, không gỉ, các tuyến ống phức tạp như dẫn khí, dẫn dầu; Lắp các loại van, máy bơm và chế độ bảo dưỡng van và các phụ kiện đường ống;
b. Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể làm việc được ở Tập đoàn dầu khí Việt nam, tổng công ty lắp máy LILAMA, Tập đoàn luyện cán thép FORMORA, các nhà máy đóng tàu, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy sữa, nhà máy đường…. v v v.
5. Công nghệ Ô tô ( Hệ CĐN, TCN)
a. Chương trình đào tạo: Đào tạo theo modul bao gồm 3 PHẦN (Lý thuyết + Thực hành)
- Phần thứ nhất : Động cơ Ô tô
- Phần thứ hai: Gầm Ô tô
- Phần thứ ba: Điện Ô tô
Sinh viên được học trên các loại xe đời mới của các hãng xe nổi tiếng như: Masda, Hyundai, Toyota, Honda, Ford, Kia, Mercedes-Ben, vv...
b. Tốt nghiệp ra trường được đào tạo tốt sinh viên sẽ làm được:
- Xác định, phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung của các bộ phận hệ thống trên xe Ô tô.
- Thí nghiệm - Kiểm định xe trên các thiết bị hiện đại của CHLB Đức tài trợ.
- Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác an toàn, đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa.
- Tư vấn nghề nghiệp
6. Điện công nghiệp ( Hệ CĐN, TCN)
a. Chương trình đào tạo: Các modul, môn học cơ bản về điện, điện tử, Thực hành lắp đặt sửa chữa các mạch điện trong hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, Các mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha bằng rơ le và bằng phương pháp lập trình trên máy tính, Lắp đặt sửa chữa các loại mạch điện máy công cụ, các cơ cấu sản xuất. Tính toán thiết kế hệ thống điện nhà, hệ thống điện các phân xưởng, các tủ nguồn, Sửa chữa, quấn lại các loại động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.
b. Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề “Điện công nghiệp” có thể làm việc tại các vị trí:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm, thiết bị về điện;
- Vận hành sửa chữa về điện các dây chuyền sản xuất;
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện, động cơ điện, hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng;
- Tự thành lập các cơ sở dịch vụ Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện, động cơ điện.
7. Điện tử công nghiệp ( Hệ CĐN, TCN)
a. Chương trình đào tạo: Kỹ thuật điện, linh kiện điện tử và đo lường điện tử, Mạch điện tử, điện tử công suất, sửa chữa tivi, kỹ thuật VCD, máy điện, trang bị điện, kỹ thuật cảm biến, kỹ thuật xung - số, điều khiển tự động PLC, vi điều khiển, rô bốt công nghiệp...
b. Tốt nghiệp ra trường sinh viên có thể làm được:
- Thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống đèn quảng cáo điện tử;
- Thiết kế, lắp đặt, sửa chữa được các mạch điện điều khiển tự động;
- Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng và lắp ráp mạch điện tử;
- Bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị điện và hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp;
- Vận hành được các thiết bị điện và điện tử trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
8. Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí (Hệ CĐN)
a. Chương trình đào tạo: Các mô đun, môn học cơ bản về điện, điện tử, nhiệt điện lạnh; Thực hành lắp đặt sửa chữa: Hệ thống làm lạnh, máy lạnh, tủ lạnh, kho lạnh; Hệ thống điều hòa không khí trung tâm, máy điều hòa không khí các loại; Tính toán thiết kế hệ thống làm lạnh, Hệ thống Điều hòa không khí; Lắp đặt các loại máy nén; Lắp đặt, lập trình các mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha; Quấn dây các loại động cơ điện xoay chiều 1 pha, 3 pha.
b. Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề “Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí” có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện lạnh, điều hòa không khí;
- Các nhà máy đông lạnh;
- Các doanh nghiệp dịch vụ Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí;
- Tự thành lập các cơ sở dịch vụ Cung cấp, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị điện lạnh và điều hòa không khí.
9 Quản trị mạng máy tính ( Hệ cao đẳng nghề )
a. Chương trình đào tạo: với 3200 giờ. Gồm 41 môn học/module theo cấp độ ASEAN bao gồm: Kiến thức cơ bản: Chính trị, Pháp luật, Thể dục, Tiếng anh, GDQP…
Kiến thức chuyên ngành: Tin học văn phòng; Tin học đại cương; Ngôn ngữ lập trình C, Java, C#; Auto CAD; Photoshop; Lắp ráp và cài đặt máy tính; Mạng máy tính; Thiết kế lắp đặt mạng LAN-WAN; Quản trị mạng; Hệ điều hành Windows, Linux; SQL Server; Quản trị Mail Server-Web Server; Thiết kế lắp đặt mạng WIFI; Bảo trì hệ thống mạng; An ninh mạng; Thiết kế Website; ISA; Lập trình mạng; Phân tích dự án CNTT …
Chương trình xây dựng tập trung chủ yêu rèn luyện kỹ năng thực hành (đào tạo 70% thời gian thực hành trên hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ)
b. Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể làm được:
- Sử dụng các phần mềm và lập trình ứng dụng: Văn phòng (Word, Excel, PowerPoint), Hệ quản trị CSDL (Access, SQL), Ngôn ngữ lập trình: SQL, C#, Java, vẽ đồ họa: AutoCAD, Photoshop, thiết kế và lập trình Website, lập trình mạng…
- Lắp ráp cài đặt, sửa chữa, nâng cấp: Máy vi tính. Thiết kế, lắp đặt Mạng LAN,vWAN, Internet, WIFI…
- Quản trị, bảo mật hệ thống mạng cho các cơ quan, doanh nghiệp: mạng Peer to Peer, Client/Server, WAN, Internet, WIFI, cấu hình Cisco, hệ thống MailServer, WebServer, hệ điều hành Windows, Hệ điều hành Linux…
- Phân tích, đánh giá, thẩm định máy tính và mạng máy tính trong các cơ quan, doanh nghiệp. Làm việc trong các doanh nghiệp viễn thông như VNPT. Viettel.…
10. Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính (Hệ cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)
a. Chương trình đào tạo: với 3200 giờ, Chương trình đào tạo theo chuẩn Quốc gia, gồm các Module chính là: Lắp ráp và cài đặt máy tính, Sửa chữa máy tính, Sửa chữa máy in, Sửa chữa máy tính xách tay, Kỹ thuật Điện tử, Sửa chữa bộ nguồn, Sửa chữa màn hình, Internet, Tin học văn phòng, Mạng máy tính, Quản trị mạng máy tính, Lắp đặt bảo trì hệ thống máy tính.
b. Tốt nghiệp ra trường: Sau khi học xong, học sinh có thể tự tin để có thể đảm nhiệm vai trò kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa máy tính cho các cơ quan đơn vị, làm việc tại các trung tâm máy tính, nhân viên văn phòng và cũng có thể trở thành những giáo viên CNTT trong các trường học… 11. Kế toán doanh nghiệp ( Hệ cao đẳng nghề) a. Chương trình đào tạo: Quản trị doanh nghiệp, Thống kê doanh nghiệp, Thuế, Tài chính doanh nghiệp, Tiền tệ tín dụng, Kế toán doanh nghiệp,Thực hành kế toán, Phân tích hoạt động kinh doanh, Tin học kế toán (Kế toán máy), Sử dụng Internet, Marketing, Kinh tế phát triển, Lập và phân tích dự án, Kế toán quản trị, Kiểm toán,Thị trường chứng khoán, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kinh tế quốc tế. Chương trình đào tạo tập trung đào tạo thực hành, rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên ngành kế toán doanh nghiệp để sinh viên tiếp cận với công việc kế toán ngay khi học tại trường, học ra trường làm việc được ngay.
b. Khả năng làm việc: Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể thực hiện được những công việc của một kế toán: Lập chứng từ (phiếu thu, chi, Hóa đơn tài chính,…), kiểm tra, phân loại, xử lý, sử dụng chứng từ kế toán ghi sổ kế toán, lập báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng. Phân tích, kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị. Tham mưu cho lãnh đạo làm cho công tác kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật.
c. Cơ hội việc làm: Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh hiện có Trung tâm giới thiệu việc làm, làm cầu nối giữa doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động với sinh viên mới ra trường. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2012 trên cả nước có khoảng 450.000 doanh nghiệp đang hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kế toán là rất lớn.
12. Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) Hệ CĐN, TCN.
a. Chương trình đào tạo: Các phần mềm văn phòng (word, excel, power point); Học về các thiết bị phần cứng, lắp ráp cài đặt và sửa chữa, bảo trì máy tính; Cung cấp các kiến thức về mạng, kết nối mạng, khai thác tài nguyên trên internet, bảo trì hệ thống mạng; Học về ngôn ngữ lập trình C, C#.Net, Java, #.Net, ASP.Net, VB,Net; thiết kế cơ sở dữ liệu SQL, Access; xây dựng các hệ thống phần mềm ứng dụng; thiết kế và xây dựng website; Xử lý ảnh với Photoshop, Corell; các phần mềm làm Video, Thiết kế đồ họa 3D, Kế toán đại cương, kế toán máy.
b. Tốt nghiệp ra trường học sinh có thể làm được: Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể: Chuyên viên văn phòng, tổ chức cán bộ; Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng; Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng; Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu; Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính; Chuyên viên thiết kế và quản trị website; Chuyên viên an toàn - bảo mật thông tin; Chuyên viên thiết kế đa phương tiện; Chuyên viên kế toán.
Sinh viên cũng làm việc được trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tin học như: chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình viên phần mềm ứng dụng, chuyên viên thiết kế web, chuyên viên kiểm thử phần mềm.
Địa chỉ liên hệ: Phòng Đào tạo, Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Hà Tĩnh.Số 371, Nguyễn Công Trứ, TP. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. Điện thoại: 0393 896 888;0393 896 888; 0393 896 889; 0393 896 889; Di động: 0988.646.797;0988.646.797; 097 997 1169;097 997 1169.
Website: http://caodangnghevdht.edu.vn; http://facebook.com/vietduchatinh |